Biên dịch: Bác sĩ Hoàng Nam
nhathuocngoc.com – Để tải file PDF của bài viết Sốt chưa rõ nguyên nhân: Phân loại, Chẩn đoán và điều trị, xin vui lòng click vào link ở đây.
Sốt kéo dài trên 2 tuần được gọi là sốt kéo dài. Tình trạng sốt chưa rõ nguyên nhân được định nghĩa là tình trạng sốt cao trên 38,3 độ kéo dài ít nhất 3 tuần mà không được chẩn đoán, mặc dù có ít nhất 3 ngày được điều trị nội trú hoặc 3 lần khám ngoại trú.
Sốt không rõ nguyên nhân không phải là một hiện tượng đồng nhất về mặt sinh học mà là biểu hiện chung của nhiều quá trình bệnh khác nhau. Có những phân loại khác nhau của FUO dựa trên tình trạng miễn dịch của bệnh nhân, bệnh nhân có nằm viện không và lịch sử đi lại. Vì vậy không ngạc nhiên khi tiêu chuẩn về nhiệt độ, thời gian và chẩn đoán FUO đã tiến triển qua hàng thế kỷ. Các định nghĩa mới hơn thường dựa trên tổng hợp tiêu chuẩn về thời gian và chẩn đoán sơ bộ. Tuy nhiên, không có sự đồng thuận nào về thời gian chính xác hoặc tiêu chuẩn chẩn đoán FUO. Ví dụ, 2 nghiên cứu tiền cứu từ Hà Lan định nghĩa FUO là nhiệt độ vượt quá 38.3°C và kéo dài hơn 3 tuần mặc dù kết quả nghiên cứu sâu rộng âm tính, chấp
nhận rằng một cách tiếp cận hợp lí để giảm sai lệch trong các trường hợp FUO có thể loại bỏ các tiêu chuẩn dựa vào thời gian – thay đổi bởi nhiều nguồn gốc của căn nguyên, ủng hộ về danh sách các chẩn đoán âm tính (không có sự đồng thuận). Thật vậy, trong một đánh giá hệ thống về FUO, 28% nghiên cứu định nghĩa FUO là sốt sau một chẩn đoán tối thiểu mà không thuyên giảm, không sử dụng các tiêu chuẩn phụ về thời gian cứng nhắc. Tuy nhiên, vẫn còn giá trị khi kết hợp thời gian sốt trong định nghĩa của FUO, để tránh sử dụng thuật ngữ cho tình trạng sốt tự giới hạn hay tự khỏi. Do tính không đồng nhất của FUO, nên ghi thời gian là 2 tuần, 3 tuần hay thời gian kéo dài khác là vấn đề các cuộc tranh luận và ý kiến của những chuyên gia.
Do đó, mặc dù bất kì định nghĩa FUO được đề xuất đều mang tính chủ quan, đặc điểm cốt lõi là không thể xác định nguyên nhân gây sốt, bất chấp chẩn đoán hợp lí cho bệnh nhân nội trú hay ngoại trú, và sốt dai dẵng trong thời gian đủ để loại trừ khả năng sốt tự giới hạn. Các bác sĩ lâm sàng chăm sóc bệnh nhân sốt nên nhận thức được những tranh cãi, phức tạp và các sắc thái. Nên tiếp cận bệnh nhân có thể bị FUO không qua góc nhìn của các thuật toán cứng nhắc và tùy tiện mà là thông qua sự đánh giá kĩ càng thời gian bệnh nhân sốt bao lâu và liệu rằng khám đã kĩ hay chưa. Đánh giá sau cùng đề cập với tiêu chuẩn “dựa trên chất lượng” yêu cầu danh sách vài chẩn đoán được thực hiện, nhiều trong số đó được thúc đẩy bởi các manh mối chẩn đoán tiềm năng. Mặc dù, chẩn đoán cụ thể được tiến hành trước chẩn đoán FUO có thể được thiết lập còn nhiều tranh cãi, đánh giá tối thiểu thường được thực hiện trước một bệnh nhân được coi là mắc FUO (hình 1), với điều kiện là các xét nghiệm cụ thể được thực hiện có thể thay đổi tùy theo dịch tễ học, bệnh nhân, các nguồn liên quan và các yếu tố khác. Hãy hiểu là các xét nghiệm được thực hiện không phải lúc nào cũng làm đồng thời làm tuần tự khi loại trừ từng chẩn đoán.
Phản ứng sốt
Đo thân nhiệt không phải là xu hướng phổ biến cho đến khi công trình tiên phong về nhiệt độ của Wunderlich vào năm 1868. Dùng một thiết bị dài bằng bàn chân mất 20 phút để cài đặt, ông ghi lại hơn 1 triệu kết quả đo ở nách và thiết lập nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37° C (98.6°F). Tuy nhiên kể từ thế kỉ XIX, cơ thể con người dần trở nên lạnh hơn. Dữ liệu trên dan số mới chỉ ra rằng nhiệt độ cơ thể giảm dần đều ở mức khoảng 0.03 – 0.5°C qua mỗi th ập kỉ, hiện nay giá trị bình thường là 36.3 – 36.5°C. Viêm nhiễm, môi trường và những thay đổi khác trong suốt 2 thế kỉ trước là những lí do được đề xuất cho những quan sát sau. Vùng não trước và vùng dưới đồi đóng vai trò trong cân bằng nội môi nhiệt. Sự cảm ứng các cytokin gây sốt (như interleukin-1và interleukin-6) bởi mần bệnh hoặc các tác nhân gây viêm sẽ kích hoạt sản xuất prostaglandin E2 của tế bào nội mô não, đặt lại điểm thiết lập điều hòa nhiệt trong vùng não trước và do đó gây nên phản ứng sốt. Vùng não trước cũng kiểm soát các phản ứng điều hòa nhiệt khác, gồm co mạch da, sinh nhiệt không run trong mỡ nâu và sinh nhiệt run ở mô xương. Chán ăn liên quan sốt cũng do trung gian prostaglandin. Trái với các chất gây sốt, các cytokin chống điều hòa (gồm interleukin-10) và các chất trung gian nội sinh khác có chức năng như chất gây lạnh (các chất ức chế sốt) và ngăn chặn sự tăng nhiệt độ bất lợi.
Di chứng sốt
Những quan điểm liên quan đến ảnh hưởng của sốt lên hậu quả của bệnh đã gia tăng qua hàng thế kỷ. Các học giả thời xưa cho rằng phản ứng sốt là có lợi. Từ những năm đầu thế kỷ XIX, sốt được nhiều người xem là có hại. Tuy nhiên, việc bảo tồn phát sinh chủng loài của sốt trong hàng triệu năm nay ở giới động vật cho thấy lợi ích tiềm năng với vật chủ. Hầu hết vi khuẩn gây bệnh là ưa nhiệt (vi sinh vật có nhiệt độ khoảng 35°C lí tưởng để phát triển) và nhiệt độ trong khi sốt sẽ ức chế chúng tăng nhanh. Sốt cũng sinh ra các hợp chất cô lập sắt ở gan để liên kết với sắt tự do cần thiết cho sự nhân lên của vi sinh vật, tăng hoạt động kháng khuẩn của kháng sinh, giảm các protein sốc nhạy cảm nhiệt mà kích hoạt khả năng phòng thủ của vật chủ và tăng cường đáp ứng tế bào T. Một nghiên cứu chỉ ra nhiệt độ trên 39.5°C ở các bệnh nhân nặng không có tác dụng phụ và có lẽ thậm chí liên quan đến hậu quả thuận lợi, Tuy nhiên việc làm nóng bằng tác động bên ngoài thì không có lợi.
Xem đầy đủ tại: https://nhathuocngocanh.com/sot-chua-ro-nguyen-nhan/
Nhận xét
Đăng nhận xét