Các chẩn đoán phân biệt đau ngực dựa theo đặc điểm, thời gian và vị trí

 6 chẩn đoán phân biệt đau ngực

Tác giả: F. R. Eberli and E. W. Russi

Biên dịch: Bác sĩ Hoàng Nam

Chẩn đoán phân biệt đau ngực

Trong hầu hết các trường hợp, khai thác bệnh sử rõ ràng, chú ý đặc tính cơn đau, thời gian đau và vị trí đau ngực có thể cho phép xác định các hệ cơ quan bị ảnh hưởng (bảng 6.1). Để chẩn đoán phân biệt chính xác, rất cần thiết phải hỏi chi tiết các yếu tố làm cơn đau nặng thêm và các yếu tố làm giảm đau ngực (như thay đổi tư thế thì cơn đau cũng thay đổi) và các triệu chứng kèm theo (nôn ói, sốt, tăng thông khí). Nên đo điện tâm đồ (ECG) sớm để đánh giá diễn tiến đau ngực chưa rõ ràng. ECG là một công cụ quan trọng để nhanh chóng chẩn đoán hoặc loại trừ thiếu máu cục bộ cơ tim cấp – là nguyên nhân đau ngực. Kịp thời thành lập chẩn đoán chính xác và do đó tìm đúng nguyên nhân gây đau ngực là rất quan trọng nhằm lập chiến lược điều trị ban đầu phù hợp.

Đau do tim

Cơn đau thắt ngực

Định nghĩa

Cơn đau thắt ngực điển hình và không điển hình. Cơn đau thắt ngực, cho đến khi chứng minh điều ngược lại, là do thiếu máu cục bộ cơ tim, thứ phát do bệnh mạch vành. Cơn đau thắt ngực chia làm điển hình và không điển hình. Trong cơn đau thắt ngực điển hình, khó chịu hoặc đau khu trú dưới xương ức và thường lan tỏa. Thúc đẩy cơn đau do gắng sức hoặc xúc động và giảm nhanh chóng khi nghỉ ngơi.

Trong cơn đau thắt ngực không điển hình, vị trí thường ở ngực trái, đôi khi giới hạn trong 1 vùng nhỏ, thường không lan và có đặc điểm như đau nhói, đau như dao đâm hoặc như xé. Trong cơn đau thắt ngực không điển hình, đau có thể xuất hiện lặp lại trong thời gian ngắn (vài giây) hoặc kéo dài đến vài giờ. Đau không liên quan gắng sức và không giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng nitroglycerin. Đau ngực không điển hình thường không do nguyên nhân tại tim.

Cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định. Phân biệt cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định rất quan trọng trên lâm sàng. Trong cơn đau thắt ngực ổn định mạn tính, khó chịu và đau ngực có thể dự đoán thúc đẩy do gắng sức và giảm đau khi nghỉ ngơi. Trong hầu hết các trường hợp hẹp mạch vành ổn định mạn tính, giải thích sinh lý bệnh như cơn đau thắt ngực ổn định mạn tính.

Cơn đau thắt ngực không ổn định xuất hiện khi gắng sức tối thiểu hoặc lúc nghỉ ngơi. Đau khởi phát sớm hoặc tăng về cường độ. Đặc điểm và vị trí thì điển hình, tuy nhiên, cường độ thường nặng và thời gian kéo dài hơn cơn đau thắt ngực ổn định mạn tính. Về mặt sinh lý bệnh, cơn đau thắt ngực không ổn định liên quan các mảnh vỡ và huyết khối gây tắc nghẽn mạch vành. Đôi khi, co thắt mạch vành góp phần biểu hiện lâm sàng của cơn đau thắt ngực không ổn định.

Điều quan trọng cần lưu ý là thiếu máu cục bộ cơ tim có thể biểu hiện dưới các dạng khác ngoài cơn đau thắt ngực. Đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi, thiếu máu cục bộ cơ tim có thể gây buồn nôn và đau bụng mà không đau ngực.

Khoảng 1/3 bệnh nhân, chủ yếu bệnh nhân đái tháo đường, không có bất kỳ khó chịu gì do thiếu máu cục bộ cơ tim.

Trên những bệnh nhân biểu hiện bệnh động mạch vành đầu tiên có thể là nhồi máu cơ tim cấp, suy tim hoặc ngưng tim (cardiac arrest)

Đặc điểm lâm sàng của cơn đau thắt ngực

Đặc điểm đau. Khó chịu hay đau trong cơn đau thắt ngực thường là đau âm ỉ và thắt nghẹt. Người ta mô tả cơn đau “dữ dội”, “như xé”, “bóp nghẹt”, “đè ép”, “nóng rát”, hoặc nặng ngực như có “dải băng trước ngực” hoặc “một vật nặng nằm giữa ngực” (Bảng 6.2). Cơn đau thắt ngực thường kèm theo khó thở. Khó thở do sung huyết phổi, hay thứ phát sau khi tăng áp lực đổ đầy thất trái. Trên thực tế, đôi khi khó thở là triệu chứng duy nhất của thiếu máu cục bộ cơ tim và có thể đại diện một “đau thắt ngực tương đương”. Đau thắt ngực thường lan, điển hình lan sang vai trái và cánh tay trái, mặc dù vẫn có thể lan sang các vị trí khác (hình 6.1). Đôi khi, đau chỉ cảm nhận tại điểm lan, ví dụ: hàm hoặc cánh tay. Cơn đau thắt ngực xuất hiện khi vận động gắng sức và nhanh chóng giảm khi nghỉ ngơi (< 5 phút). Đau thắt ngực cũng có thể bị thúc đẩy khi gắng sức, xúc động, bữa ăn thịnh soạn và thời tiết lạnh và có gió. Ít gặp bệnh nhân vừa thức dậy thì đau thắt ngực ngay và cơn đau thường xuất hiện sau lần gắng sức đầu tiên vào buổi sáng. Cơn đau thắt ngực ổn định và phần lớn không ổn định nhanh chóng giảm đau bằng nitrate. Đáp ứng với nitroglycerine có thể dùng trong đau thắt ngực khác do nhiều nguyên nhân gây đau ngực. Tuy nhiên, hãy lưu lý là nguồn gốc cơn đau do thoát vị khe hoành (hiatal hernia), co thắt thực quản hoặc đau quặn mật nhẹ cũng có thể giảm đau sau khi dùng nitroglycerine. Đau dữ dội trong nhồi máu cơ tim cấp thường đến trước cơn đau thắt ngực điển hình và không điển hình. Đây là một biểu hiện của tắc nghẽn dòng chảy không liên tục, thứ phát do thay đổi kích thước cục huyết khối tại vị trí mảng bám vỡ.

Xem đầy đủ tại: https://nhathuocngocanh.com/6-chan-doan-phan-biet-dau-nguc/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này