Hướng dẫn cách tăng sức đề kháng cho bà bầu trong suốt thai kỳ


Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm nên rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài. Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho bà bầu trong suốt thai kỳ. Bài viết dưới đây của Dược Tín Phong sẽ chia sẻ cho các độc giả về kinh nghiệm tăng sức đề kháng cho bà bầu đặc biệt trong thời kỳ Covid-19 như hiện nay.

Những thay đổi trong hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai
Quá trình mang thai ảnh hưởng đến mọi hệ thống của cơ thể mẹ bầu, trong đó có hệ thống miễn dịch. Những thay đổi về nồng độ hormone và chức năng của hệ miễn dịch gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của mẹ và bé.

Hệ thống miễn dịch của mẹ bầu bắt đầu thay đổi kể từ khi mang thai. Điều này được giải thích là khi phôi thai làm tổ trong bụng mẹ, hệ thống miễn dịch sẽ phải thích ứng tránh xác định thai nhi là vật thể lạ và tiêu diệt nó. Sự thay đổi của hệ thống miễn dịch trong cơ thể mẹ bầu nhằm bảo vệ thai nhi. Sau khoảng 3 – 4 tháng mang thai, cơ thể thích nghi dần với sự tồn tại của thai nhi, hệ thống miễn dịch sẽ trở lại bình thường.

Khi mang thai, một số phần của hệ thống miễn dịch tăng lên để có thể bảo vệ bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng tốt hơn. Chẳng hạn như chất nhầy tử cung tăng lên để bảo vệ tử cung khỏi các nhiễm trùng. Trong khi đó, một số phần của hệ thống miễn dịch lại suy giảm để tránh xác định thai nhi là ‘kẻ xâm nhập’. Chính điều này làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng ở bà bầu hơn bình thường.

Ảnh hưởng của suy giảm sức đề kháng đối với bà bầu và thai nhi
Sự suy giảm sức đề kháng ở bà bầu cùng với những thay đổi về thể chất trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở cả mẹ và con.

Những ảnh hưởng của suy giảm miễn dịch đối với mẹ
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Điều này xảy ra do có nhiều áp lực lên bàng quang và khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn bị suy giảm.
Viêm phổi: Do sự gia tăng chất lỏng và áp lực trong phổi tăng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi.
Nhiễm các bệnh phụ khoa: Thay đổi nội tiết tố, môi trường âm đạo làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh nhiễm trùng.
Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể mắc phải một số bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con như Covid-19, giang mai, viêm gan, HIV, nhiễm liên cầu nhóm B.
Xem đầy đủ tại: https://duoctinphong.com/tang-suc-de-khang-cho-ba-bau/
Thông tin liên hệ:
Website: https://nhathuocngocanh.com/author/dshau/
Facebook: https://www.facebook.com/dsnguyenhau/
Pinterest: https://www.pinterest.com/dsnguyenhau/
Twitter: https://twitter.com/dsnguyenhau/
Vimeo: https://vimeo.com/dsnguyenhau/
Dribbble: https://dribbble.com/dsnguyenhau98/
Vingle: https://m.vingle.net/dsnguyenhau/
Instagram: https://www.instagram.com/dsnguyenhau/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC7CoatVh4BIJiSE4FY5Stdg
Thuốc biệt dược về Dược sĩ Nguyễn Hậu: https://www.thuocbietduoc.com.vn/tin-tuc-29920-3-0/duoc-si-nguyen-hau-tot-nghiep-duoc-si-hoc-vien-quan-y.aspx
 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này